Hệ thống quản lý tài chính doanh nghiệp, cửa hàng là một hệ thống có chức năng được sử dụng để quản lý tài nguyên, cơ sở vật chất và tài sản tài chính của doanh nghiệp, cửa hàng đó. Các công ty vừa và lớn thường có bộ phận riêng xử lý nhiệm vụ này. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, các cửa hàng bán lẻ thường tự tiến hành thực hiện quản lý tài chính doanh nghiệp, cửa hàng của mình. Tuy nhiên, đối với mọi quy mô doanh nghiệp, mọi phương pháp đều cần tuân thủ nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp và giải pháp giúp quản lý bán hàng doanh nghiệp nhỏ và cửa hàng bán lẻ hiệu quả nhất.
Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đồng bộ hệ thống quản lý hiệu quả.
Quản lý tài chính doanh nghiệp được định nghĩa là công việc liên quan đến quản lý nguồn vốn. Bao gồm quản lý vốn tài sản, vốn tiền mặt, các khoản thu - chi cùng một số quan hệ tài chính khác…
Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp rất quan trọng trong kinh doanh. Không chỉ giúp kiểm soát tài chính hiệu quả mà nó còn hỗ trợ việc kinh doanh ngày càng phát triển, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thông thường, tại công ty lớn sẽ có chuyên viên phân tích tài chính/ kinh doanh hoặc kế toán viên để quản lý tài chính doanh nghiệp minh bạch và rõ ràng. Tuy nhiên với các công ty nhỏ thường người đứng đầu sẽ phải tự mình phân tích và quản lý tài chính doanh nghiệp nhỏ.
Mỗi mô hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có những cách thức quản lý tài chính doanh nghiệp khác nhau phù hợp. Tuy nhiên dù là phương thức nào thì vẫn luôn có các chỉ tiêu tài chính cố định để đo lường và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
Dưới đây là một số nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp cần chú ý khi muốn quản lý tài chính:
Quản lý tài chính doanh nghiệp có logic và rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thống kê, theo dõi và cập nhật tình hình tài chính liên tục. Đặc biệt là các khoản vay từ ngân hàng, thẻ tín dụng các loại, tài khoản thế chấp, tài khoản môi giới hay quỹ lương là những phần cần được kiểm soát và theo dõi thường xuyên.
Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện các tác vụ trên file excel thông thường hay ghi chú sổ sách, doanh nghiệp sẽ không thể sát sao được từng số liệu.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp từ tổng quát đến chi tiết, hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi tất cả các hạng mục trên. Từ đó biết được dòng tiền đi như thế nào, thực hiện thanh toán, trả lương, trả vay… đúng quy định, giúp quá trình ra quyết định thu chi dễ dàng và hợp lý hơn.
Cần quản lý tài chính doanh nghiệp logic để nhanh chóng cập nhật và kiểm soát dòng thu chi.
Khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải đó chính là không thể tập trung quản lý tài chính một cách hệ thống và logic với quá nhiều hạng mục cần được phân bổ rõ ràng. Do đó, phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp toàn diện ra đời với vai trò hệ thống hóa tài chính bài bản, logic.
Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong xử lý, sắp xếp số liệu từ quản lý tài chính doanh nghiệp nhỏ đến quản lý tài chính doanh nghiệp lớn. Từ đó an tâm về tài chính công ty, có thêm thời gian tập trung nghiên cứu và phát triển các chiến lược kinh doanh.
Doanh nghiệp, cửa hàng cần biết được mức độ thu chi thông qua việc thống kê theo dõi. Nếu người quản lý biết cách theo dõi tài chính của doanh nghiệp, đánh giá được sự chi tiêu lãng phí ở đâu, sẽ có thể kiểm soát tốt tình hình tài chính của mình.
Doanh nghiệp, cửa hàng cần đảm bảo mức thu nhập phải lớn hơn mức chi tiêu thì tài chính doanh nghiệp mới được đảm bảo, tránh nợ nần, thậm chí phá sản.
Để thực hiện được điều này, người quản lý tài chính doanh nghiệp cần biết được danh sách thu chi của cửa hàng như tiền thu từ bán hàng, từ các dịch vụ, tiền chi cho đầu tư thiết bị bán hàng, lương nhân viên, thuế, thuê cửa hàng,...
Cần nắm bắt được nguồn tiền mặt hiện có tại cửa hàng, giá trị hàng hóa, tiền công nợ khách hàng, tiền bán hàng từ đơn vị giao hàng thu hộ... Điều này giúp cho người quản lý tài chính doanh nghiệp kiểm soát được tình hình bán hàng, doanh số bán hàng, thái độ làm việc của nhân viên tại cửa hàng.
Tùy thuộc vào thời điểm và tình hình kinh tế thị trường mà giá trị tài sản doanh nghiệp sẽ thay đổi. Do đó, dùng tiền để đầu tư sinh lợi nhuận là nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp bắt buộc cần phải thực hiện. Mục đích là gia tăng tỷ suất lợi nhuận, tạo nên dòng tiền thu lớn cho doanh nghiệp cũng như hạn chế rủi ro dòng tiền thu chỉ đến từ 1 nguồn.
Các doanh nghiệp nên lựa chọn các kênh đầu tư an toàn và hợp lý với tài chính công ty để đảm bảo đầu tư là có hiệu quả.
Lựa chọn kênh đầu tư đúng đắn để tiền sinh ra tiền và hạn chế rủi ro
Rủi ro càng cao thì tỷ suất sinh lợi sẽ càng cao và ngược lại, rủi ro thấp sẽ làm tỷ suất sinh lợi thấp theo. Điều này chứng tỏ cân bằng lợi suất và rủi ro là việc vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý đến.
Để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa danh mục sản phẩm hoặc hạng mục đầu tư. Điều này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng nguồn thu và không bị động từ 1 nguồn thu chính. Bởi tình hình kinh tế đôi lúc sẽ có biến động, việc cân đối và đa dạng đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp chủ động về quản lý tài chính doanh nghiệp của mình hơn.
Với bất kỳ khoản thu mà doanh nghiệp kiếm được đều sẽ bị tính thuế. Do đó, với nhà quản trị tài chính, thuế luôn là vấn đề nên được quan tâm khi có ý định đầu tư vào một lĩnh vực/ hạng mục nào đó. Theo lý thuyết kinh doanh và các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp được sử dụng phổ biến, thuế được xem là đòn bẩy hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động tốt hơn tuy nhiên, chúng cũng có thể sẽ tác động theo chiều ngược lại.
Ví dụ khi khởi công xây dựng xưởng hoạt động cho doanh nghiệp, bạn sẽ phải gặp các trường hợp lựa chọn ưu đãi thuế về sử dụng tài nguyên và đất…
Làm kinh doanh, doanh nghiệp cần phải quản trị rủi ro đúng cách đồng thời luôn có phương án dự phòng trong các trường hợp khẩn cấp. Ngoài việc phát triển kinh doanh, hệ thống quản lý đồng bộ với các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp, công ty cũng nên dự trù các quỹ tiết kiệm dự phòng. Có thể đăng ký các dịch vụ bảo hiểm tài chính để phòng tránh các trường hợp bất ngờ như hỏa hoạn, thiên tai, bệnh dịch…
Một điều mà doanh nghiệp nên chú ý đó là dù có thiên tai, sự cố bất ngờ hay trường hợp khẩn cấp thì cũng không để ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp cũng như mục tiêu kinh doanh.
Tiêu sản được định nghĩa là việc doanh nghiệp sẽ bỏ tiền ra để sở hữu 1 tài sản bất kỳ. Sau đó tiếp tục bỏ tiền để duy trì sử dụng chúng. Tiêu sản có thể là tiền thu nhà, nợ thẻ tín dụng, nợ vay ngân hàng, cơ sở vật chất, thuế, tài sản bị hao mòn khác…
Hãy là một người mượn nợ thông minh và đảm bảo ngân sách cho các tiêu sản có giá trị
Do đó, theo các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả, hãy hạn chế những mức nợ đối với các tiêu sản. Trong trường hợp bắt buộc phải nợ, hãy nợ thông minh và đảm bảo đầu tư ngân sách cho mặt hàng vẫn có giá trị sử dụng theo năm tháng.
Để đảm bảo hiệu quả quản lý tài chính cần có một phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp phù hợp và một công cụ hỗ trợ đắc lực, bởi việc quản lý tài chính rất phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh tồn của doanh nghiệp.
Phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp chuyên nghiệp Trustsales là công cụ hỗ trợ đắc lực cho ngành kinh doanh với các chức năng hữu ích, tính năng ưu việt giúp thực hiện các công việc về thống kê, lưu trữ, tính toán, tìm kiếm thông tin, số liệu. Người quản lý có thể quản lý nguồn hàng, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý bán hàng và tất cả các lĩnh vực có liên quan đến bán hàng.
Chúng tôi cung cấp phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp Trustsales giúp theo sát các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp, quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm có thể để lại số điện thoại để chúng tôi tư vấn hoặc có thể đăng ký dùng thử phần mềm miễn phí để có trải nghiệm cụ thể nhất!
Trustsales phần mềm bán hàng đa kênh miễn phí
Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh, quản lý bán hàng online